Các sự cố thường gặp của máy hàn điện tử và cách khắc phục | hongky.net.vn

Các sự cố thường gặp của máy hàn điện tử và cách khắc phục

Đăng ngày 30/12/2018

Về cơ bản máy hàn điện tử cũng là một thiết bị điện và có những nguyên lý vận hành riêng mà nếu người sử dụng không am hiểu thì sẽ khá đau đầu khi máy gặp trục trặc. Có những lỗi nhỏ nếu ta không biết xử lý gây ảnh hưởng đến công việc, khi mang đến tiệm sửa chữa hoặc bảo hành thì mới biết là không phải do máy hỏng mà do người dùng chưa biết điều chỉnh.
 

Đầu tiên bạn phải am hiểu chức năng của từng nút khối trên máy hàn điện tử.

- Nút nguồn chính: Chức năng chính là chỉnh lưu và chuyển điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều.

- Khối biến đổi điện áp DC sang điện áp AC tần số cao: Khối này là các linh kiện bán dẫn đóng vai trò như những khóa đóng ngắt luân phiên để thay chiều của điện áp đầu ra thông qua biến áp xung.

- Khối chỉnh lưu dòng hàn: Nhận AC tần số cao, chỉnh lưu, lọc và đưa ra các cọc lấy điện hàn.

- Khối hồi tiếp: Lấy mẫu dòng điện hàn/ điện áp hàn ở ngõ ra hồi tiếp về khối mạch tạo xung để ổn định dòng điện hàn/ điện áp hàn.

- Khối cài đặt dòng hàn: Chức năng thiết lập giá trị dòng hàn/ điện áp hàn.

- Khối tạo xung điều khiển: tạo ra chuỗi xung có độ rộng thay đổi dẫn đến thay đổi công suất trung bình ra tải.

Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục của máy hàn điện tử:

1. Máy bị rò điện:

Đó là khi chạm tay vào vỏ máy bị điện giật

- Nguyên nhân: Máy hàn vận hành lâu ngày trong môi trường có nhiều bụi kim loại bám vào máy hoặc máy bị ẩm ướt. Đấu dây điện vào không đúng kỹ thuật gây chạm vỏ hoặc máy bị chập điện bên trong.

- Cách khắc phục: Thổi sạch bụi kim loại bằng máy nén khí, sấy khô máy. Kiểm tra lại các mối nối và siết lại bulong để không chạm vào vỏ.
 

2. Máy phát ra tiếng kêu ù ù:

Trường hợp máy kêu do các bulon bị lỏng thì có thể siết lại nhưng nếu kêu do máy bạn bị rơi lúc di chuyển thì nên tiến hành sửa chữa bảo hành.

3. Máy hàn bị yếu:

Có nhiều nguyên nhân và cách khắc phục tương ứng

- Dòng điện hàn chưa được điều chỉnh hợp lý: Quay vô lăng để tăng dòng điện hàn.

- Kích thước dây điện vào quá nhỏ: thay loại dây khác có kích thước lớn hơn.

- Tiếp xúc điện không đảm bảo: kiểm tra, xiết chặt các bulon từ điện nguồn đến máy.

- Nguồn điện yếu (dưới 180 V): Quay vô lăng tối đa để tăng điện áp vào bù nguồn điện thấp. Nếu vẫn không đủ nên chọn mua loại máy có thể hoạt động ổn định khi điện yếu.

- Kéo máy hàn cách quá xa nguồn điện gây sụt áp: nên dùng loại dây lớn.

4. Máy hàn quá mạnh:

- Điều chỉnh điện ra chưa hợp lý: quay vô lăng điều chỉnh giảm dòng điện theo ngược chiều kim đồng hồ.

- Điện thế nguồn vào quá lớn: điều chỉnh lại điện thế nguồn hoặc thay đổi nguồn điện.
 



 

Lưu ý:

Tuân thủ an toàn lao động về điện, hàn điện, cháy nổ. Người lao động phải kiểm tra máy, thiết bị, dụng cụ, đồ nghề và phương tiện bảo hộ lao động trước khi làm việc và xử lý nếu phát hiện sự cố.

Khi không làm nữa phải dừng các máy móc, thiết bị và đặt chúng về vị trí an toàn, thu dọn, cất dụng cụ, trang thiết bị và làm vệ sinh sạch sẽ.

 

Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn